Mùa hè đến mang theo sự nóng nực, oi bức không hề dễ chịu chút nào. Lúc này, các trang phục thấm hút mồ hôi tốt là “cứu cánh” sẽ giúp chúng ta cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn. Vải Mango là chất liệu được yêu thích nhất để thiết kế trang phục mùa hè. Để hiểu rõ hơn vì sao loại vải này được đánh giá cao đến vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Vải mango là gì?
Giới thiệu về vải mango
Vải mango có bề mặt trơn, sáng bóng, dày hơn các loại vải Poly khác. Khi sờ tay vào bạn sẽ cảm thấy mát, cảm giác rất giống vải lụa. Ngoài ra, loại vải này sở hữu đặc tính thấm nước chậm, độ co giãn thấp. Đây là đặc điểm để các bạn có thể phân biệt được vải Mango với các loại vải khác.
Loại vải này có ưu điểm nổi trội so với các loại vải khác ở tính chất co gian tương đối, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, nhờ chất liệu vải dày dặn mà sản phẩm thời trang may từ vải Mango không cần lớp lót, giữ form rất tốt và tôn được vóc dáng người mặc.
Nguồn gốc vải mango
Thành phần tạo nên vải mango 90% là Poly và 10% còn lại là Spandex. Loại vải này nhiều màu sắc phong phú nên độ tuổi nào cũng có thể sử dụng, đáp ứng được mọi sở thích của người dùng.
Các loại vải mango thường gặp trong đời sống như là vải mango Hàn Quốc, mango Nhật, mango trơn lụa, mango cát… mỗi loại sẽ có một nét riêng tạo nên sự khác biệt cho từng loại trang phục và loại nào cũng đẹp, cho nên được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Ngoài ra, vải mango còn được khách hàng ưa chuộng vì qua thời gian sử dụng, sản phẩm không bị xù lông cùng khả năng giữ bền màu.
Ưu điểm và nhược điểm của vải mango
Nhìn chung thì sản phẩm nào cũng sẽ có tính hai mặt của nó, vải mango cũng tồn tại ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, đối với loại vải này thì ưu điểm nổi trội, chiếm ưu thế hơn là nhược điểm.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên là chất liệu vải dày dặn giữ được form dáng và ít nhăn. Nhìn tổng quan thì chất liệu vải này khá giống với vải kate. Nó có khả năng hạn chế những nếp gấp vải, ngay cả khi giặt giũ xong thì chúng vẫn thẳng thớm và không bị nhăn. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm được phần lớn thời gian là ủi quần áo. Cũng như hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao, duy trì độ bền của vải.
Vải mango có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất độc hại đem đến sự an toàn sức khỏe cho người dùng. Bên cạnh đó với tính chất mềm mại, cọ xát không gây kích ứng, giúp chị em nâng niu làn da của mình một cách tối đa.
Sợi polyester và spandex có tính năng thấm hút tốt, dễ thoát hơi nước nên khi phơi vải mango cực kỳ nhanh khô, giúp tiết kiệm thời gian phơi cho người bận rộn.
Loại vải này còn được đánh giá là có độ bền cao, không bị xù lông khi sử dụng thời gian lâu. Kể cả khi giặt nhiều vẫn không bị phai màu vì vải mango có khả năng giữ màu rất tốt.
Chất liệu tạo nên vải mango đều là nguyên liệu nhân tạo, được sản xuất công nghiệp nên khi bán ra thị trường có giá rất phải chăng. Sản phẩm có giá dao động từ 45.000 đến 90.000 trên một mét vuông. Mặc dù giá thành không cao nhưng các bạn vẫn nên lựa chọn địa điểm cung cấp vải uy tín để mua được những thước vải ưng ý, chất lượng.
Nhược điểm
Vải có độ co giãn thấp. Vì vậy, khi chọn quần áo vải mango, chị em cần chú ý trong việc chọn size, sao cho vừa vặn với kích thước cơ thể. Không nên chọn đồ chật quá, vì vỉa kém co giãn sẽ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến thiếu tự tin khi diện trang phục.
Vải có đặc tính mỏng, thoáng khí, thích hợp cho chị em diện vào mùa hè. Và tất nhiên, vải giữ nhiệt kém, không thích hợp sử dụng trong mùa đông vì khả năng giữ ấm cơ thể kém.
Chất liệu vải này còn có nhược điểm không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, khi giặt giũ xong không nên phơi quần áo từ vải mango dưới trời nắng quá lâu, hoặc ủi quần áo tránh nhiệt độ cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của vải.
Không thân thiện với môi trường: vải mango không có khả năng tự phân hủy sinh học, trong quá trình sản xuất hay khi tái chế sẽ xuất hiện chất độc hại thải ra môi trường. Điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và đất đai.
Ứng dụng vải mango trong đời sống
Trong thời trang
Vải mango mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt nên được nhiều nhà thiết kế sử dụng để may trang phục công sở, đồ bộ mặc nhà,… tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc dù đi làm hay ở nhà đều phù hợp. Không chỉ thế, loại vải này còn giúp tôn lên sự nữ tính, nét nhẹ nhàng, thanh lịch của chị em phụ nữ qua nên còn được lựa chọn để may áo dài, đầm dự tiệc,…
Trong nội thất
Nhờ tính ứng dụng cao của vải mango nên nó được sử dụng phổ biến cả trong nội thất, dùng để may rèm cửa, trang trí không gian nhà ở. Bên cạnh đó, với độ bóng nhẹ như vải lụa, vải mango còn tạo nên sự sang trọng, giúp nhà cửa thêm phần sáng sủa.
Vải còn dùng để may các loại khăn trải bàn đặt ở phòng khách, phòng ăn,… Dù là không gian nào, đều thích hợp sử dụng vải mango vừa dùng trang trí, vừa để bảo vệ mặt bàn. Ngoài làm khăn trải bàn thì những vật dụng như đàn piano, máy giặt, tủ lạnh,… đều có thể sử dụng vải mango làm khăn trải để bảo vệ, chống bụi rất hiệu quả.
Vải mango họa tiết dùng để may khăn trải bàn
Cách bảo quản vải mango
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì vải mango cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, để loại vải này luôn bền đẹp theo năm tháng thì cần có cách bảo quản phù hợp.
Khi giặt giũ, các bạn nên giặt chúng với nước lạnh, không nên dùng nước nóng quá 30 độ C vì sẽ khiến cho vải bị co rút, hoặc giãn nhiều so với ban đầu, làm giảm tuổi thọ của vải.
Khi giặt, phơi không vắt hay xoắn vải lại, chỉ nên giũ cho bớt nước rồi phơi, vì tính chất nhanh khô nên bạn cứ yên tâm nhé! Nên phơi vải ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ vừa phải, tránh những nơi ánh nắng trực tiếp gay gắt để chất vải duy trì được chất lượng ban đầu.
Vải mango cũng giống nhiều loại vải khác cần phải phân loại khi giặt. Lưu ý, không để chung với những trang phục nhiều màu khác, vì để chung sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của vải, gây ố vàng trông mất thẩm mỹ.
Qua những thông tin trên, có thể thấy, vải mango có nhiều đặc tính tốt nên được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong đời sống. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại vải này ở chợ hay các cửa hàng trên phố vì chúng không quá hiếm. Nhưng bạn cần phải cẩn thận để ý đến chất vải, lựa chọn nơi uy tín để không phải mua phải vải mango kém chất lượng.