Khẩu trang là một vật dụng rất quen thuộc với tất cả mọi người với mục đích bảo vệ sức khỏe, chống bụi và đặc biệt là hạn chế lây lan virus trong mùa dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khẩu trang khác nhau như khẩu trang y tế, khẩu trang N95, khẩu trang vải kháng khuẩn…với đặc điểm, tính năng khác nhau và không phải ai cũng phân biệt được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức cần thiết để giúp bạn lựa chọn đúng loại khẩu trang phù hợp trong tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện nay.
1. Khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế là loại khẩu trang được sử dụng nhiều trong bệnh viện, trạm xá và các cơ sở y tế nhằm hạn chế sự lây lan các loại virus, ngăn ngừa giọt bắn, đặc biệt là trong phẫu thuật. Chúng cũng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày với mục đích chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất, ngăn vi sinh vật nhằm bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Khẩu trang y tế thường có 3 lớp. Lớp ngoài cùng màu xanh không thấm nước, có tác dụng ngăn giọt bắn văng ra khi ho hoặc hắt xì; lớp giữa được làm từ vải kháng khuẩn hoặc giấy kháng khuẩn có tác dụng lọc bụi và vi khuẩn; lớp trong cùng được làm bằng chất liệu không xù, không xơ sợi an toàn cho da và thoải mái trong quá trình sử dụng.
Để phân biệt khuẩn trang y tế thật và hàng giả, cách đơn giản nhất là bạn ngâm khẩu trang vào nước. Khẩu trang thật sẽ không thấm nước còn khẩu trang giả sẽ bị thấm nước và ướt ngay. Sau đó bạn xé khẩu trang ra để kiểm tra lớp giữa. Khẩu trang thật sẽ có lớp giữa nguyên vẹn còn khẩu trang giả lớp giữa bị rã ra do sử dụng vật liệu kém chất lượng để sản xuất.
Khẩu trang y tế có giá khoảng từ 35,000đ – 100,000đ/hộp ( Giá tham khảo)
2. Khẩu trang N95
Khẩu trang N95 là loại khẩu trang phòng độc sử dụng bộ lọc N95, được thiết kế chuyên biệt cho ngành công nghiệp kim loại & nhôm giúp bảo vệ người đeo chống lại các loại bụi không dầu có kích thước cực nhỏ, kể cả mùi khó chịu đến từ hơi axit. Do đó N95 được đánh giá là loại khẩu trang bảo vệ rất tốt hiện nay với khả năng chống bụi, phấn hoa và vi khuẩn gần như 100%, ngăn virus đến 95%. Tuy nhiên nhược điểm của loại khẩu trang này là khá khó thở khi đeo.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng thì nguồn cung khẩu trang N95 ngày càng khan hiếm. Để chữa cháy cho việc thiếu hụt khẩu trang N95, một số phương pháp nhằm tái sử dụng loại khẩu trang này bạn có thể tham khảo sau đây. Thông tin được tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, bao gồm “Hướng dẫn sử dụng N95 cho các nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)” và bài viết của Tiến sĩ Peter Tsai, cha đẻ của khẩu trang N95:
- Luộc hoặc hấp khẩu trang ở nhiệt độ khoảng 125 độ C trong 3 phút. Tiến sĩ Peter Tsai cho rằng điều đó sẽ giúp khử trừng khẩu trang mà không làm giảm đáng kể hiệu quả lọc của nó. Bạn chỉ cần giữ nó ngập trong nước sôi là được, không cần khuấy mạnh. Phương pháp này không áp dụng với những khẩu trang có lớp giấy giữ màng lọc vì sẽ làm hỏng chúng.
- Làm nóng khẩu trang trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 70 độ C bằng lò nướng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Machigan (Mỹ) và Tiến sĩ Petar Tsai đã tiến hành thử nghiệm và đồng ý rằng, điều này sẽ giúp khử trùng hiệu quả khẩu trang N95. Lưu ý không sử dụng lò nướng thực phẩm vì nó sẽ bị ô nhiễm.
3.Khẩu trang giấy
Khẩu trang giấy thường có thiết kế khá đơn giản, không có lớp màng lọc AKA và lớp chống thấm nên chỉ có thể lọc được các loại bụi thô nhìn thấy bằng mắt thường còn tác dụng lọc bụi, chống vi khuẩn, virus gần như là không đáng kể.
Giá khẩu trang giấy do đó chỉ dao động từ 25k – 30k/hộp 20 cái, và thường bị nhầm lẫn với khẩu trang y tế.
4.Khẩu trang Pitta
Đây là loại khẩu trang được làm từ chất liệu Polyurethane (PU) co giãn được, bền, chống thấm nước và được sử dụng nhiều trong thời trang. Cùng với đó là thiết kế đặc biệt hạn chế đường may, phần quai đeo là một lỗ khoét tròn chứ không làm bằng dây.
Chất liệu PU có ưu điểm không bị mất phom khi sử dụng, mềm, mịn, không bị nhăn. Tuy nhiên nhược điểm khi làm bằng chất liệu này là mùi hắc nồng tồn tại trong khoảng 3-5 phút sau khi mở ra. Theo thông số từ nhà sản xuất thì khẩu trang Pitta có khả năng chống tia UV và lọc bụi đến 99%, nhưng theo nhìn nhận của người sử dụng thì khẩu trang này khá mỏng, ánh nắng dễ xuyên qua nên khả năng chống nắng có thực sự như quảng cáo không còn là một dấu hỏi.
Giá khẩu trang Pitta chính hãng của Nhật là khoảng 107.000đ một set 3 cái.
5. Mặt nạ khí gas
Mặt nạ khí gas thường được sử dụng cho những người làm việc trong môi trường cực độc như nông dân phun thuốc trừ sâu, lính cứu hỏa trong môi trường nhiều khói bụi, công nhân nhà máy sơn, in phun, người làm việc trong ngành hóa chất…
Mặt nạ khí gas có thiết kế che phủ toàn bộ đầu và khuôn mặt, cùng với bình lọc dài lọc được nhiều loại hơi khí độc giúp bảo vệ hô hấp. Đây là thiết bị chỉ thường được dùng trong những ngành độc hại hoặc trong những tình huống khẩn cấp về ô nhiễm môi trường.
6. Khẩu trang vải kháng khuẩn
Khẩu trang vải kháng khuẩn là loại khẩu trang được may bằng loại vải kháng khuẩn, đây là loại vải đã được xử lý đưa chất kháng khuẩn lên bề mặt bằng những phương pháp khác nhau như tráng phủ, phun hoặc ngấm ép… nhờ đó vải có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc.
Ưu điểm vượt trội của loại khẩu trang này so với các loại khác là khả năng tái sử dụng lên tới 20-30 lần mà vẫn đạt được hiệu quả kháng khuẩn cao. Do đó, đây là loại khẩu trang rất được ưa chuộng trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung khẩu trang vì dịch bệnh.
Loại khẩu trang vải kháng khuẩn phổ biến nhất là khẩu trang 4D, có hình dáng như một chiếc thuyền, được thiết kế với 4 cách đeo cơ bản: đeo mở cả mí trên và dưới ở chế độ lọc kín, đeo mở trên hoặc mở dưới ở chế độ lọc trung bình, và cũng có thể đeo thẳng vào mắt để nghỉ trưa chống chói hiệu quả.
Khẩu trang vải kháng khuẩn 4D thường được cấu tạo từ 3 lớp(lớp ngoài cùng là kháng nước(kháng giọt bắn), lớp giữa là vải không dệt giúp tản đều hơi thở và lọc bụi mịn, lớp trong cùng là vải cotton hữu cơ kháng khuẩn hiệu quả).
Xem ngay: Đánh giá chi tiết khẩu trang vải kháng khuẩn ( điều mà nhiều người mùa dịch không biết)
7. Cách đeo khẩu trang đúng cách
Mặc dù việc sử dụng khẩu trang có vẻ dễ dàng, nhưng có một số câu hỏi đơn giản như đeo khẩu trang mặt nào đúng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn đeo khẩu trang sao cho đúng:
– Đối với khẩu trang y tế thì bạn hãy đeo mặt xanh ra ngoài bởi vì đó là mặt chống thấm nước, các giọt bắn khi văng vào sẽ không xâm nhập vào bên trong. Các loại khẩu trang khác thì thường chỉ có một cách đeo cố định.
– Ngoại trừ những khẩu trang có thể tái sử dụng như khẩu trang vải kháng khuẩn 4D, còn lại bạn chỉ nên sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn.
– Đeo khẩu trang phải che kín cả vùng mũi lẫn miệng.
– Hạn chế tối đa việc sờ tay vào khẩu trang, kể cả động tác chỉnh sửa khẩu trang bởi có thể vô tình khiến bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác.
– Khi tháo khẩu trang, hãy cầm vào dây đeo rồi tháo ra chứ không được cầm trực tiếp vào bề mặt khẩu trang. Bởi như đã nói ở trên, đó có thể là tác nhân lây nhiễm dịch bệnh mà bạn không hề biết.
– Vệ sinh tay sạch sẽ ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang bằng xà bông hoặc nước rửa tay.
Mỗi loại khẩu trang sẽ có những tính năng, đặc điểm và phạm vi sử dụng khác nhau. Hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn chính xác và an toàn tùy vào mục đích sử dụng của mình. Với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, khẩu trang y tế và khẩu trang vải kháng khuẩn là hai loại được Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng bởi khả năng kháng khuẩn và kháng giọt bắn của chúng. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!